Ung thư da, lão hóa sớm và tăng sắc tố đều do ánh nắng mặt trời. Bạn cảm thấy lo lắng về cách bảo vệ làn da khỏi ánh mặt trời. Hãy chú ý nội dung mà Peron muốn tâm sự với bạn nhé.

Hình 1: Cách lựa chọn kem chống nắng hiệu quả nhất, không lo bị mụn

Tìm hiểu cơ bản về các chỉ số trên kem chống nắng

a. Về UVA:

  • Tia UVA có bước sóng từ 320 nm đến 400nm
  • Xâm nhập sâu hơn vào lớp hạ bì. Lớp da dày nhất của bạn, dẫn đến tổn thương lâu dài hơn.
  • Luôn có mặt, bất kể mùa hay thời gian nào trong ngày
  • Không gây cháy nắng, nhưng chúng nguy hiểm hơn, là yếu tố chính gây nên lão hóa da và ung thư da.

b. Về UVB:

  • Có bước sóng từ 290nm đến 320 nm
  • Tia UVB chỉ xâm nhập vào lớp biểu bì da nên dẫn đến cháy nắng và tổn thương bề mặt cho lớp biểu bì, hoặc lớp ngoài của da.
  • Có chủ yếu vào buổi sáng, buổi tối và ít phổ biến hơn trong mùa đông.

c.  Chỉ số SPF là gì?

  • Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) là định mức đo lường khả năng chống lại tia UVB được dùng trong kem chống nắng. Số SPF càng cao, khả năng bảo vệ càng lớn.
  •  Chỉ số SPF trong kem chống nắng thấp nhất là 15 và cao nhất là 100.
  • SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế những tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút.
  • SPF là 15 sẽ chặn được khoảng 93,4% tác hại từ tia UVB, SPF 30 là khoảng 96,7%, SPF 50 là khoảng 98%. Nhưng không có loại kem chống nắng nào có thể chặn được 100% tia UVB của mặt trời.

d. Chỉ số PA

  • PA là kí hiệu viết tắt Protection Factor of UVA, hay còn gọi là chỉ số bảo vệ của UVA. Nó thường gây ảnh hưởng đến tác động sâu rộng trên da, có thể gây rối loạn sắc tố da, nám da, đốm nâu đồi mồi,…
  • Hiện nay hầu hết các kem chống nắng đều có ghi chỉ số lọc tia UVA. Tuy nhiên, các chỉ số được thể hiện qua số dấu cộng. Nó có thể đứng kèm với PA hoặc cạnh số của của chỉ số SPF.

Hình 2: Chỉ số PA là kí hiệu viết tắt Protection Factor of UVA

  • PA+ có khả năng chống lại tia UVA ở mức khoảng 50% tia UVA.
  • PA++ khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 70% và thời gian lọc tia khoảng từ 4-6 giờ.
  •  PA+++: Khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%, thời gian lọc tia khoảng 8-12h.
  • PA++++: Có khả năng chống tia UVA rất tốt, lên đến trên 95%. Thời gian lọc tia lên đến 16h.
  • Tuy nhiên đối với một số loại kem chống nắng, có thể không thấy ký hiệu chỉ số PA mà thay vào đó là ký hiệu viết tắt như SPF 60-12 nghĩa là SPF 60 và PA+++.

Cách lựa chọn kem chống nắng hiệu quả nhất, không lo bị mụn

Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên mọi người nên sử dụng kem chống nắng cung cấp các thông tin sau:

1. Bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB

–         Để bảo vệ tối đa và toàn diện, luôn luôn sử dụng một sản phẩm được dán nhãn “phổ rộng”. Điều này bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB.

–         Tia UVB, hay các tia “bỏng và rám nắng”, chiếm phần lớn tác hại của ánh nắng mặt trời xảy ra trên da. Một số loại kem chống nắng sẽ chỉ bảo vệ chống lại loại tia cực tím này. Chỉ số SPF là chỉ số bảo vệ khỏi tia UVB.

–         Tia UVA cũng gây hại cho da, và chính những tia này gây ra sự lão hóa của da. Tiếp xúc quá nhiều cũng có thể gây ung thư da.

–         Để bảo vệ hoàn toàn làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời, bạn phải có một sản phẩm ngăn chặn cả tia UVA và UVB. Điều đó giúp da bạn khỏi kích ứng, lão hóa sớm dẫn đến ung thư da.

2. Chọn SPF 30 trở lên

–         Như thông tin được nêu ở trên về SPF. Chắc hẳn bạn đã hiểu được vai trò vô cùng quan trọng của SPF trong kem chống nắng. SPF một cách để đo lường khả năng bảo vệ khỏi tia UVB.

–         SPF càng cao, nó càng bảo vệ bạn càng tốt. Tuy nhiên, nếu nó quá cao sẽ dẫn đến một số kích ứng nhất định. Vì vậy, chỉ số SPF cao nhất được sử dụng khoảng 50-60 là phù hợp với sinh lý da.

–         Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng có SPF ít nhất 30 hoặc cao hơn mỗi ngày. Điều này sẽ chặn khoảng 97% tia UV.

–         Hãy nhớ rằng, kem chống nắng nên được sử dụng hàng ngày vào tất cả các mùa để bảo vệ tốt nhất, ngay cả khi trời nhiều mây hoặc mưa.

3. Tránh xa Oxybenzone và PABA nếu da bạn bị mụn

–         Nếu bạn đang có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng, nổi mụn, viêm lỗ chân lông,… Thì nên chú ý chọn các sản phẩm bảo vệ da nói chung không chứa các thành phần chất bảo quản như oxybenzone và PABA.

–         Hai chất này được xem như là hai chất cấm kỵ với làn da mụn, nhạy cảm. Vì hai chất này làm tăng viêm da dị ứng và tăng nhạy cảm ánh sáng.

–         Nếu da bạn cực kỳ nhạy cảm với các sản phẩm, bạn nên xem xét một loại kem chống nắng tự nhiên. Những sản phẩm này sử dụng titan dioxide hoặc kẽm oxit làm hoạt chất. Những thứ này ít gây kích ứng da hơn các thành phần chống nắng khác.

Những lưu ý khi sử dụng kem chống nắng?

–         Điều quan trọng khi sử dụng kem chống nắng là phải sử dụng nó một cách thường xuyên. Việc dùng kem chống nắng được khuyên dùng tất cả các ngày trong năm. Kể cả trời mát hay trời mưa vì UVA và UVB vẫn hoạt động bình thường.

–         Cho dù các loại kem chống nắng có ghi tác dụng kéo dài thì chúng đều trở nên kém hiệu quả sau khoảng 2 đến 3 giờ. Đặc biệt nếu bạn đổ mồ hôi hoặc lau mặt bằng khăn.

Hình 3: Những lưu ý khi sử dụng kem chống nắng

–         Để chắc chắn bạn nên sử dụng kem chống nắng 2 lần một ngày. Thoa lại một lớp mỏng sau 3 đến 4 giờ hoạt động, đặc biệt sau các hoạt động thể chất, ra mồ hôi mạnh và bơi lội.

–         Nên thoa kem chống nắng ít nhất 30 phút trước khi ra ngoài đối với kem chống nắng hóa học. Vì cần một thời gian đủ để kem chống nắng thẩm thấu vào da và bảo vệ da khỏi ánh nắng.

–         Thoa kem chống nắng vật lý ít nhất 10 phút trước khi ra ngoài.. Vì lớp kem chống nắng sẽ ổn định và hình thành màng liên kết phản chiếu các tia xâm nhập vào da.

–         Tránh tiếp xúc với mắt. Trong trường hợp tiếp xúc, rửa kỹ bằng nước. Ngừng sử dụng nếu kích ứng da hoặc phát ban.

Khi sử dụng kem chống nắng bạn nên tìm hiểu thật kỹ và cân nhắc lựa chọn sản phẩm tốt cho bản thân. Hi vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tự tin để chăm sóc bản thân và mọi người tốt hơn. Chúc bạn luôn xinh đẹp và thành công trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.